Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Hiệu ứng Chú Ếch

HIỆU ỨNG CHÚ ẾCH
Phản ứng nhanh nhạy cùng sự cảnh giác cao độ đã giúp cho ếch tự cứu mình khỏi nước sôi rồi lại ngâm thân mình trong nước ấm với nhiệt độ nước liên tục tăng lên, thật giàu dư vị. Ếch có thể thoát thân thành công khỏi nồi nước sôi bởi nó có cảm giác được đây là điều nguy hiểm mà kịp thời dốc hết bản năng để chiến đấu tự cứu minh. Ếch có thể bỏ mạng trong nồi nước ấm mà trên thực tế là cái chết tê dại khi mất đi ý thức về sự nguy hiểm .


KHÁI LƯỢC HIỆU ỨNG ẾCH :
Cuối thế kỷ 19, đại học Cornell-Mỹ đã thực hiện “thí nghiệm ếch” nổi tiếng đầu tiên. Nhân viên nghiên cứu đã thả con ếch vào cái nồi to để luộc sôi, ếch giống như bị điện giựt liền nhảy ran gay. Sau đó, nhân viên nghiên cứu lại thả ếch vào một cái nồi đựng đầy nước mát, nó lại tự do bơi lội.Sau đó, họ dùng lửa nhỏ để nhiệt độ tăng lên dần, cho dù ếch có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài nhưng do tính lười biếng mà không nhảy ra ngoài ngay. Mãi sau khi nóng đến mức khó chịu, mất đi khả năng thoát thân thì bị luộc chín. Đây là hiệu ứng ếch .

Nhà khoa học sau khi phân tích cho rằng, con ếch này sở dĩ lần đầu tiên có thể “thoát khỏi hiểm nguy” là vì nó cảm nhận được kích thích mạnh mẽ của nước sôi. Thế là nhân tiện dốc hết sức nhảy ra ngoài; lần thứ hai do không cảm nhận được kích thích rõ ràng vì thế con ếch liền mất đi cảnh giác, không còn ý thức về sự nguy hiểm, nó cảm thấy nhiệt độ này thật phù hợp, đương nhiên khi nó cảm nhận được nguy hiểm thì đã không còn khả năng nhảy ra khỏi nước nữa.

Hiệu ứng ếch nói rằng, con người nên lo xa, có ý thức về nguy hiểm, con người có tính lười theo bản năng, bằng lòng với hiện tại, bất đắc dĩ không đến hơn nửa số người không muốn thay đổi cuộc sống vốn có của minh. Nếu như con người chìm đắm trong cuộc sống không thay đổi này lâu dẫn thì lúc cuộc sống an nhàn sẽ không còn chú ý đến sự thay đổi xung quanh, khi nguy hiểm đến sẽ chỉ giống như một con ếch ngồi chờ chết. Lo xa, chuẩn bị trước, ý thức về nguy hiểm là những điều chúng ta nên có bởi trong cuộc sống và công việc đều có sự bơi thuyền ngược dòng như thế, nếu không tiến lên sẽ lại lùi . Nhìn về quá khứ một chút, khi chúng ta gặp phải khó khăn hay trắc trở tột cùng thì tiềm năng lại được kích thích trỗi dậy nhưng một khi cuộc sống có xu hướng yên ổn thì người ta lại thoải mái an nhàn, hưởng lạc, lãng phí xa xỉ, tiêu xài xả láng mà liên tục vấp phải thất bại .

Hiệu ứng ếch cũng phù hợp trong giáo dục đối với trẻ em của gia đình. Nếu như trẻ em được lớn lên trong ngôi nhà ấm và được yêu chiều thì dần dần sẽ hình thành thói quen hưởng thụ, cảm thấy hưởng thụ nhiều hơn cũng được, đây là sự tự sát chậm chạp trong cuộc đời. Cha mẹ đều vốn yêu chiều con cái, điều này không gì sâu nặng hơn nhưng tư tưởng lý tính của bố mẹ, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu về tâm lý an toàn, cảm thấy con trẻ một trăm yêu cầu thì một trăm đáp ứng, nâng niu chăm chút mới là tâm lý thiết thực, mới có thể làm hết trách nhiệm của bố mẹ. Mà không biết, đến động vật cũng biết để cho con chúng rèn luyện tính tự lập, sớm biết sinh tồn độc lập, huống hồ chúng ta những người biết suy nghĩ?. Sự trưởng thành của trẻ là điều tự nhiên, nên chịu đựng mà bắt bọn trẻ chịu đựng, mặc dù chúng ta không nghiêm khắc đến nổi tạo ra khó khăn cho bọn trẻ và bắt chúng phải trải nghiệm nhưng cũng đừng cho chúng tất cả những cửa hàng mặt đường hay quét sách đất cát trên đường




Sống trong hoạn nạn khốn khó, chết trong bình yên vui vẻ :
Hiệu ứng ếch nhấn mạnh đạo lý “sống trong khổ cực khốn khó, chết trong bình yên vui vẻ”. Mạnh tử nói : trời cao muốn ủy thác cho con người trọng trách, nhất định phải khiến cho con người lao tâm khổ tứ, gân cốt rã rời, bụng dạ đói meo, thân thể khốn đốn, khiến cho mỗi hành vi của họ không được như ý . Nhiều lần như vậy ,khổ đau nghịch cảnh, thậm chí khiếm khuyết sinh lý mà nảy sinh hay tạo nên một vài nhân vật vĩ đại : như Caesar , Alexander , Roosevelt. Trong chiến tranh Ngô Việt của nước Tần, Ngô Vương phục dịch hoang dâm vô độ, mặc sức hưởng lạc, cuối cùng bị Câu Tiễn đánh bại, phải nằm gai nếm mật .

Ai không hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình thì có một cách phải bắt mình chiến thắng hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh này .Ví dụ như đi đường, khi bạn không thể không đi qua con đường chật hẹp hiểm trở thì cách duy nhất là nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn để đi qua chứ không dừng lại giữa đường oán trách hoặc dứt khoát ngồi ở đó ngủ gật, phó thác cho số phận .

Có câu chuyện thế này. Hai hạt giống kia cùng nằm trong đất sét, mùa xuân đến, một hạt giống thì tích cực vươn lên, nảy mầm trên mặt đất . Còn hạt kia nói : “tôi chẳng dũng cảm được như thế, nếu tôi cắm rễ xuống dưới, có lẽ tôi sẽ va phải vách đá ; nếu tôi vươn lên, có lẻ sẽ đau thân mình .Thế là nó cam tâm tình nguyện nằm yên trong đất sét . Kết quả là mấy ngày sau, nó bị một con gà mái ăn mất.

Trong cuộc sống đừng bao giờ làm con ếch bị luộc sôi . Sinh trưởng trên cùng một mảnh đất, một hạt giống dũng cảm đứng trước khó khăn và chiến đấu, nảy mầm trên mặt đất, mở ra một tương lai tốt đẹp cho bản thân .Còn hạt kia sợ hãi những trắc trở và giày vò can tâm nằm yên trong “nồi an lạc”của mình, kết quả là chôn cất mình luôn . Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng  ta có thể nhìn thấy được, khó khăn và chiến đấu sẽ gây trở ngại cho mọi người nhưng cũng có thể thúc đẩy người ta phấn đấu đi lên, đem lại cho họ  sức lực; còn an nhàn và bảo thủ cho dù giữ được mình trước mắt nhưng rốt cục lại khiến người ta sa đọa mà bị đào thải . Có một câu rất hay : “Đắng, có thể giày vò người ta, cũng có thể rèn luyện con người ; Ngọt, có thể nuôi người , cũng có thể hại người”.

Người ta vì khổ cực mới có thể tồn tại, bởi vì mê muội an lạc lại bị diệt vong .Trong lịch sử có rất nhiều cố nhân đều sinh sống và phát triển trong cảnh ngộ ngang trái . Chu Văn Vương khi ở tù đã viết nên “Chu Dịch”, Khổng Tử sau khi không được như ý trên chặng đường làm quan đã viết “Xuân Thu” , Khuất Nguyên khi bị đày đã viết nên “Li Tao”,Tả Khưu Minh sau khi bị mù đã viết “Quốc Ngữ”, Hàn Phi Tử khi bị cầm tù ở nước Tần đã viết “Sử Kí”…Có thể nói với những bậc chí nhân thì sự giày vò là gia tài vàng ngọc .

Sự giày vò có thể rèn luyện ý chí của một con người, động viên cỗ vũ con người tiến thủ. Trong sự giày vò, con người ta có thể ngoan cường mưu sinh, quyết tâm cố gắng đạt đến mức kiên cường và không sợ. Điều này nói lên rằng cảnh ngộ ngang trái sẽ tạo ra nhân tài. Nhưng khi người ta thực sự thành công, thì có người lại sớm quên đi mình đã từng giày vò .Trong lịch sử cổ đại, rất nhiều tên tham quan đều trưởng thành từ trong nghịch cảnh, chỉ khi họ trải qua cảnh nhà nghèo học khổ để cuối cùng sau khi đạt được công danh ,họ liền quên sự giày vò đã qua, chỉ ham muốn hưởng lạc. Cuối cùng làm nô lệ chìm đắm quyền lực và tiền bạc .

Một người chỉ có trải qua khó khăn và giày vò thì mới dần đi đến thành công. Sống trong nghịch cảnh không những sẽ rèn luyện nên rất nhiều phẩm chất tốt đẹp mà còn có thể mở rộng tầm mắt của mình, tăng cường sức sống, dẫn đường cho mình đi đến bến bờ hạnh phúc


Lo xa, xây dựng cho mình một mục tiêu xa :
Có câu nói : “ Bến cảng yên bình không huấn luyện được thủy thủ tinh nhuệ ; hoàn cảnh an nhàn không tạo ra vĩ nhân thời đại”. Từ xưa tới nay đã có biết bao vĩ nhân trong ngoài lưu lại tiếng thơm muôn đời và rất nhiều đất nước hưng thịnh dũng cảm ,họ đều được nuôi dưỡng lên , lớn mạnh lên từ trong khổ cực .Ngược lại, nếu như bằng lòng với hiện tại, an nhàn thoải mái, một qui tắc nhỏ sẽ dẫn đến sự hư hỏng của một con người, một qui tắc lớn sẽ liên quan đến sự hưng vong sa sút của một đất nước .Trong Luận Ngữ viết : “Người không la xa, ắt sẽ buồn gần”. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút phải lo xa và luôn ý thức về hoạn nạn khốn khó.

Vàng được tôi luyện nên từ ngọn lửa ngùn ngụt, người được rèn luyện ra từ hoạn nạn khốn khó .Tai họa luôn đến bất ngờ vào lúc chúng ta sắp quên đi việc đó cho nên trong những ngày gian khổ phải kiên cường, trong những ngày hạnh phúc cần cẩn trọng .

Có câu chuyện ngụ ngôn thế này. Có một con sói hoang đang nằm trên bãi cỏ ra sức mài răng, con cáo nhìn thấy vậy, liền nói với sói : “thời tiết đẹp thế này, mọi người đều nghỉ ngơi vui chơi, anh hãy gia nhập vào đội hình của chúng tôi nhé !”Sói hoàng nhìn xong, chẳng nói gì cả, tiếp tục nghiến răng, tới mức răng vừa nhọn, vừa sắc. Con cáo lấy làm lạ liền hỏi : “Trong rừng yên tỉnh như vậy, thợ săn và chó săn đều đã về nhà, hổ cũng chỉ quẩn quanh lưỡng lự bên ngoài, lại chẳng có bất kỳ nguy hiểm nào cả, anh hà tất phải ra sức mài răng như vậy ?”.Lúc này , sói hoang dừng lại trả lời : “tôi mài răng không phải để vui chơi, chị thử nghĩ mà xem, nếu như có một ngày tôi bị thợ săn hay hổ truy đuổi, đến khi đó, tôi muốn mài răng cũng không kịp nữa rồi; nên bình thường tôi phải mài răng tốt đã, để đến khi đó tự nhiên cũng có thể bảo vệ tốt cho mình”

Thực ra, làm việc gì cũng nên lo xa, chuẩn bị trước . Chỉ như vậy thì khi nguy hiểm đột nhiên ập đến mới không đến nổi tay chân cuống quýt, phải biết rằng lúc đó có nước đến chân mới nhảy cũng không kịp .Trong khó khăn gian khổ , người ta có thể phá vỡ được băng hà cuộc đời . Khi bằng lòng với thực tế, hãy hồi tưởng lại quá khứ, đã tốt rồi còn hãy mong tốt hơn để có thể tìm ra ngọn hải đăng sáng chói, trong vui vẻ hay hoạn nạn, mãi mãi không bị mất phương hướng .

Thiết lập ý thưc hiểm nguy, không làm ếch trong nước ấm :
Sự phát triển của sự vật thường có một quá trình thay đổi từ lượng đến chất. Quá trình thay đổi này tiến dần cũng giống như nước ấm làm hại ếch rất nhẹ, nhẹ đến mức dường như khiến cho ếch mất cảm giác. Nhưng sau khi nước ấm có sự thay đổi về chất , đạt đến điểm sôi thì cho dù ếch có muốn nhảy ra cũng không còn sức về trời nữa .Cho nên lúc bình thường cũng phải có ý thức hiểm nguy . Đó là sự duy trì cảnh giác với môi trường mọi lúc và kịp thời có ý thức phản ứng

Mỗi nhân viên của doanh nghiệp đều phải nắm được : tất cả những hành vi chuẩn mực của chúng ta luôn ở trong sự nguy hiểm, phải tránh cho công ty nguy hiểm tiềm ẩn nhỏ nhất. Bất kể người nào trong chúng ta đều có thể vì sai sót hoặc thất nghiệp và rồi cả công ty bị kéo vào tình thế hiểm nguy , toàn thể nhân viên của doanh nghiệp, nhân viên nào lên tới tầm quản lý cao, nhân viên nào xuống mức bình thường đều lo xa, dự phòng nguy hiểm, trở thành bộ phận cấu thành của công việc hàng ngày .

Theo thống kê , cứ 10 năm lại có 1/3 trong số 500 công ty lớn rớt bảng trong khi mỗi ngày đều có tới hơn 20 công ty thành lập nhưng rốt cục công ty sống được thì rất ít.Tạo ra sản phẩm thương hiệu xuất sắc không khó nhưng muốn giữ được sản phẩm đó không bị suy yếu thì lại là ước mơ của vô số doanh nhân và doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp xem ra rất lớn mạnh, trong một đêm đã thành danh. Làm mưa làm gió năm, ba năm ,thường với một hai điều dường như rất nhỏ ,sau khi kịp thời áp dụng biện pháp để khống chế hoàn toàn “trục trặc nhỏ”thì cũng giống như “quân cờ đomino” vô tình thổi phồng lên, vừa chạy đã được nghìn mét, không thể thu dọn được. Những doanh nghiệp ngôi sao đã từng gây nên tiếng vang ở Trung Quốc như SHANZHU,QINCHI,AIDUO…không nơi nào là không như thế .

Nguy hiểm hôm nay luôn là tai họa của ngày mai .500 công ty lớn mạnh trên thế giới hôm nay nếu như không tiến hành quản lý rủi ro thì ngày mai chính là 500 thế giới sa sút .Thực tế đã chứng minh, chỉ khi công ty nhìn nhận chính xác hiểm nguy , duy trì cảnh giác, và áp dụng những phương pháp đối phó hiệu quả mới có thể đứng vững ở vị trí dẫn đầu thế giới hoặc ngành .

Nguy hiểm của doanh nghiệp có thể được khởi nguồn bất cứ điều gì từ sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ, từ nhân viên tới vật chất .Sản phẩm, sáng tạo cái mới, kinh doanh tiêu thụ, nhân sự, tài vụ, quan hệ chung, bất luận có mắc xích nào có sai sót thì cũng có thể gây nên một mối nguy hiểm sâu sắc. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải rất có ý thức trong nguy cơ hoạn nạn khốn khó. Mặc dù doanh nghiệp tồn tại và phát triển luôn thuận buồm xuôi gió nhưng cảnh giác hiểm nguy thì một phút cũng không thể thiếu đi .Ý thức hiểm nguy này sẽ thúc đẩy nhân viên chăm chỉ làm việc hơn. Mỗi người đều hướng đến những điều tốt đẹp, nếu như bạn nói với anh ấy về hiểm nguy thì anh ta sẽ có cảm giác nguy hiểm .Thị trường chính là chiến trường, không có mưu kế sẽ thất bại, trên chiến trường đến mạng sống cũng có kết thúc thì trên thương trường sẽ dẫn đến phát triển trong hoàn cảnh khó khăn , con sông to có nước thì hồ nhỏ sẽ đầy, không sông to không có nước thì hồ nhỏ sẽ cạn. Nếu như không cảm thấy hiểm nguy thì sẽ có một ngày, mọi người sẽ phải cuốn chăn gối về nhà mình rồi. Có thể nói, sự xuất hiện rủi ro của doanh nghiệp luôn là điều tất yếu trong dây xích ngẫu nhiên liên tiếp . Doanh nghiệp nên duy trì cảm giác nguy hiểm từng giờ từng phút vì đây là tài sản để doanh nghiệp phát triển bền vững

Nếu như doanh nghiệp không có ý thức hiểm nguy thì sớm muộn sẽ sụp đổ, tương tự nếu như một người không có  ý thức về nguy hiểm thì sẽ gặp phải khó khăn và nguy nan không thể lường .Tương lai là điều không thể dự tính còn con người không phải ngày nào cũng gặp may, chính là vì thế chúng ta mới cần có ý thức hiểm nguy trong tâm lý và trên thực tế, nó có phần chính xác để đối phó được những biến đổi bất ngờ đến như cờ. Nếu như không chuẩn bị thì đừng nói là ứng phó, chỉ cần tâm lý bị kích động là đã khiến cho người ta long nga long ngóng rồi. Một người có ý thức hiểm nguy, có thể không nhất định xóa được nguy hiểm nhưng lại có thể giảm bớt tổn thất, tìm được đường thoát cho mình .
GOOD LUCK TO YOU !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét